Công ty nhập khẩu thuốc | Gia công mỹ phẩm độc quyền giá rẻ - Công ty nhập khẩu thực phẩm chức năng uy tín | 10 xu hướng lựa chọn thực phẩm chức năng tại Mỹ 2018 | Tìm hiểu thông tin thủ tục công bố nhập khẩu thực phẩm chức năng| Gia công thực phẩm chức năng tại nước ngoài | Tư vấn gia công mỹ phẩm nhập khẩu|
nut-chinh-sua

Bị viêm mũi dị ứng gây hôi miệng phải làm gì

Hỏi: Tôi không may mắc phải bệnh viêm mũi dị ứng sau khi du học trở về cách đây 1 năm. Dạo gần đây tôi thường cảm thấy hơi thở có mùi hôi bất thường. Không biết liệu đây có phải là do bệnh viêm mũi dị ứng gây ra?. Tôi rất lo lắng về vấn đề này. Rất mong chuyên gia có thể tư vấn giải đáp thắc mắc và đưa ra cho tôi cách chữa trị thích hợp. Xin chân thành cảm ơn!
( Tùng Lê – Hà Nội)

Bị viêm mũi dị ứng gây hôi miệng, phải làm sao để chữa?
Người bệnh cảm thấy đâu nhức sống mũi khi bị viêm mũi dị ứng

Trả lời:

Chào bạn!
Tôi rất thông cảm cho vấn đề bạn đang gặp phải. Điều này chắc hẳn làm ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý của bạn, nhất là việc giao tiếp hàng ngày.
Để giải đáp thắc mắc của bạn, trước hết bạn cần biết rằng hôi miệng là triệu chứng của rất nhiều bệnh. Nếu như bạn bị miệng hôi hoặc hơi thở có mùi khó chịu, điều này có thể là dấu hiệu cảnh báo 1 bộ phận nào đó trong cơ thể đang gặp trục trặc, đặc biệt là răng miệng, bộ máy hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu… Vì vậy, đầu tiên bạn cần phân biệt loại trừ được đâu là nguyên nhân chính gây ra hôi miệng ở bản thân mình. Bạn có thể tham khảo trả lời các câu hỏi sau:

Tổng hợp các nguyên nhân hôi miệng từ viêm mũi dị ứng

1.Các nguồn thực phẩm bạn ăn hàng ngày có dầu gây hôi hơi thở như: hành, tỏi, thức ăn nhiều dầu, đạm, rượu, thuốc lá?
2.Bạn có đảm bảo việc vệ sinh răng miệng hàng ngày của bạn là đủ sạch?
3.Bạn có bị sâu răng, viêm lưỡi, viêm lợi, hoặc bệnh lý liên quan đến khu vực răng hàm mặt khác… không?
4.Hiện tại bạn có đang điều trị bệnh lý nào đó mà có sử dụng một số các loại thuốc sau: hạ huyết áp, thuốc an thần, thuốc chống dị ứng, trị kinh phong, trầm cảm, tâm thần phân liệt, amphetamine, thuốc lợi tiểu... không?
5.Ngoài viêm mũi dị ứng, bạn có biểu hiện gì bất thường ở khu vực xoang mũi như: đau tức, đờm mủ nhiều đặc biệt là buổi sáng, dịch chảy xuống cổ họng gây ứ tắc, khó chịu?
6.Bạn có bị một bệnh lý nào liên quan đến dạ dày – thực quản, có rối loạn về sự co bóp của dạ dày như: chứng ợ hơi, bệnh trào ngược dạ dày thực quản… không?
7.Ngoài viêm mũi dị ứng bạn có bệnh lý hoặc triệu chứng bất thường của các bệnh lý như: tiểu đường, suy thận không?.

Viêm mũi dị ứng gây cảm giác đau nhức đầu
Sau khi trả lời được các câu hỏi trên sẽ giúp bạn đưa ra định hướng tốt nhất để phán đoán được đâu là nguyên nhân chính gây ra tình trạng hôi miệng hiện tại. Tốt nhất là bạn nên đến thăm khám ở các cơ sở y tế để bác sỹ sẽ làm các xét nghiệm lâm sàng và đưa ra chuẩn đoán chính xác nhất.
Trong trường hợp bạn bị hôi miệng là do các yếu tố khách quan bên ngoài tác động như: đồ ăn, thức uống, thuốc lá, rượu bia, các loại thuốc đang dùng, vệ sinh răng miệng… thì không có gì quá lo ngại. Việc điều trị hôi miệng lúc này hoàn toàn đơn thuần là giữ gìn vệ sinh răng miệng chu đáo. Đánh răng, chú ý chà cho sạch hết thức ăn sót trong miệng, kẽ răng. Hạn chế sử dụng các thực phẩm, rượu bia, thuốc lá gây mùi. Đối với các thuốc đang sử dụng thì sau liệu trình điều trị bệnh hôi miệng cũng sẽ chấm dứt.
Nhưng nếu bệnh hôi miệng là do một bệnh lý nào đó gây ra, thì bạn cần phải trị cho khỏi các bệnh lý kể trên thì triệu chứng hôi miệng cũng sẽ hết. Đặc biệt, trong trường hợp viêm mũi dị ứng biến chứng thành viêm xoang gây hôi miệng. Lúc này, bạn cần phải điều trị dứt điểm các triệu chứng viêm nhiễm, loại bỏ hết đờm nhầy bị ứ tắc trong các hốc xoang mũi. Quan trọng nhất để có thể khỏi hoàn toàn viêm xoang bạn cần phải điều trị tốt phục hổi niêm mạc xoang. Chỉ khi niêm mạc xoang được phục hồi những chức năng cơ bản ban đầu thì viêm xoang mới được coi là khỏi hoàn toàn. Và khi đó hôi miệng gây ra bởi viêm xoang do viêm mũi dị ứng ở bạn không còn đáng lo ngại nữa!.
Chúc bạn sớm lành bệnh!
<<< Tìm hiểu thêm

nut-chinh-sua

Cách chữa viêm xoang bằng nấm mèo hấp đường phèn

Nấm mèo và đường phèn đều là những nguyên liệu rất dễ kiếm. Chúng lại có tác dụng rất tốt trong chữa viêm xoang. Nếu bạn hay người thân đang khổ sở vì căn bệnh này thì đừng bỏ qua hướng dẫn dưới đây nhé! 
Nghẹt mũi, chảy nước mũi, điếc mũi, đau nhức đầu… là những biểu hiện thường gặp của bệnh viêm xoang. Tuy không bị xếp vào nhóm bệnh nguy hiểm nhưng những dấu hiệu thường xuyên và dai dẳng của bệnh viêm xoang khiến người mắc bệnh vô cùng khổ sở. Đặc biệt là khi bệnh viêm xoang đã chuyển thành mạn tính, đa phần người bệnh đều xác định sẽ phải sống chung với “lũ” suốt cuộc đời.
Tuy nhiên, với mẹo nhỏ dưới đây, tình trạng bệnh viêm xoang của bạn sẽ giảm đi rõ rệt. Hãy cùng tham khảo nhé!
Bài thuốc chữa viêm xoang của nấm mèo và đường phèn
Nấm mèo còn gọi là nấm tai mèo, mộc nhĩ, có tên khoa học là Auricularia. Theo Đông y, nấm mèo vị ngọt tính bình; có tác dụng làm mát máu, làm ngừng chảy máu do va đập, bị thương, chữa trị các bệnh trường phong hạ huyết, lợi trường vị, nhuận táo, lỵ ra máu, đái dắt, đái ra máu, bổ khí, bền cơ, hoạt huyết,…

nấm mèo và đường phèn

Ăn nấm mèo thường xuyên sẽ giúp ngăn chặn bệnh tắc hoặc vỡ mạch máu ở người tăng huyết áp, hạn chế tai biến nhồi máu cơ tim,… Ngoài ra, một công dụng không thể không nhắc đến khi nói đến nấm mèo đó điều trị viêm xoang rất hiệu quả.
Đường phèn vị ngọt, tính bình, vào tỳ và phế, có tác dụng bổ trung ích khí, hòa vị nhuận phế, chỉ khái trừ đàm. Đường phèn thường được áp dụng cho các trường hợp viêm khí phế quản, đau rát họng, ho khan ít đờm, khí huyết hư, chóng mặt, đau đầu,… Chính vì thế mà trong nhiều bài thuốc trị ho, chữa viêm họng, viêm amidan luôn có sự xuất hiện của đường phèn.
Theo kinh nghiệm dân gian, nấm mèo kết hợp cùng đường phèn tạo ra bài thuốc giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng viêm xoang nhanh chóng. Đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, nhờ đó giúp hạn chế tối đa khả năng tái phát bệnh viêm xoang.
Người bệnh có thể áp dụng bài thuốc chữa viêm xoang bằng nấm mèo và đường phèn như sau:
Chuẩn bị: Nấm mèo khô: 20 gram (khoảng 5 tai), nên chọn nấm mèo trắng sẽ tốt hơn; Đường phèn: 15 gram.
Cách thực hiện:
Lấy lượng nấm mèo đã chuẩn bị đem ngâm trong nước ấm rồi rửa sạch, thái nhỏ.
Bỏ nấm mèo vào bát cùng với đường phèn và đem hấp cách thủy khoảng 15 phút hoặc có thể hấp trong nồi cơm cũng được.
Cách dùng: Dùng cả nước lẫn cái. Mỗi ngày 1 lần ăn một chén như vậy liên tục trong 1 tháng sẽ thấy các triệu chứng do viêm xoang gây ra giảm dần và khỏi hẳn (tùy mức độ nặng nhẹ). Kiên trì thực hiện, rất nhiều bệnh nhân đã phải bất ngờ vì tác dụng của bài thuốc đó. Chúc bạn sớm khỏi bệnh.
 >>> Tìm hiểu thêm

Phân biệt viêm mũi dị ứng và hen phế quản
viêm mũi cấp tính làm sao để trị dứt
dấu hiệu nhận biết viêm xoang mũi
bài thuốc điều trị bệnh viêm xoang
Cách chống chọi với viêm mũi dị ứng
nut-chinh-sua

Uống nhiều nước giúp bệnh viêm xoang thuyên giảm

Người mắc viêm xoang nên uống nhiều nước vì nước giúp cho mũi xoang không bị khô, nhờ đó hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị bệnh viêm xoang.
Đối với những người mắc bệnh viêm xoang, ngoài việc điều trị bằng thuốc thì chế độ ăn uống hàng ngày cũng đóng vai trò rất quan trọng. Trong đó, việc uống nước đầy đủ chính là một cách làm đơn giản mà vô cùng hiệu quả.
Khi thiếu nước, niêm mạc tại các xoang sẽ bị khô, đờm nhớt khó thải vì cứng lại. Đó là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, nấm phát triển và gây viêm.
Dưới đây là một số cách dùng nước tốt cho bệnh nhân viêm xoang
Hít thở không khí ẩm
Hít thở không khí ẩm có thể giúp giảm sự nghẹt mũi, còn không khí khô sẽ làm kích thích các xoang mũi. Theo đó, bệnh nhân nên hít thở không khí ẩm 2 – 4 lần/ngày, có thể thực hiện bằng cách vào nhà tắm đóng cửa lại trước khi vặn vòi nước nóng.
hit-khong-khi-am

Uống nhiều nước
Nếu mắc phải các vấn đề về xoang mũi thì bạn nên uống nhiều nước, trong đó có nước ép trái cây mỗi ngày. Uống trà nóng hay loại không cafein cũng có tác dụng tương tự.
Ngược lại, các loại nước uống có cafein hay cồn sẽ làm mất nước. Rượu còn làm cho việc sưng xoang nghiêm trọng hơn. Theo đó, bệnh nhân nên uống hơn 2 lít nước mỗi ngày.
uong-nuoc
Rửa mũi
Phương pháp này còn gọi là rửa mũi. Rửa mũi sẽ giúp các xoang mũi trở nên sạch sẽ. Bệnh nhân nên dùng nước muối sinh lý để đẩy các niêm dịch bị đặc quánh lại và những tác nhân gây nghẹt mũi ra ngoài. Khi xịt nên mở miệng ra để thở chứ không thở bằng mũi.
Theo đó, uống nhiều nước và sử dụng nước đúng cách chính là cách đơn giản, hiệu quả, ít tốn kém để giúp đầy lùi bệnh viêm xoang.
>>> Tìm hiểu thêm

Cách phòng bệnh viêm mũi dị ứng
Viêm xoang mũi dị ứng có chữa được không 
phòng ngừa bệnh viêm mũi với 3 bước hiệu quả
Chữa viêm mũi viêm xoang thời tiết
Nguyên nhân viêm xoang bùng phát
nut-chinh-sua

Các dấu hiệu nhận biết viêm xoang polyp mũi ở trẻ em

Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Một trong những bệnh thường hay gặp đó là viêm xoang polyp mũi. Vậy, cha mẹ cần dựa vào các dấu hiệu nào để nhận biết bệnh sớm?
Khi bé có những biểu hiện lạ, khó chịu như thở bằng miệng, tắc mũi, chảy nước mũi thường xuyên… Đây chính là những dấu hiệu chứng tỏ con bạn đang bị viêm xoang polyp mũi. Gặp tình huống này, cha mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Trẻ em là đối tượng dễ bị bệnh viêm xoang polyp mũi tấn công
Viêm xoang polyp mũi là chứng bệnh thường hay mắc ở trẻ em, là tình trạng khối u được tạo thành bên trong mũi hay các xoang. Bệnh thường lành tính nhưng gây ra tình trạng khó thở và khó chịu cho bệnh nhân.

polyp ở trẻ em

 Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh viêm xoang polyp mũi bởi những lý do sau:
- Trẻ em có sức đề kháng yếu ớt nên dễ bị tác động bởi các vi khuẩn gây các bệnh về đường mũi. Đồng thời khó thích nghi kịp với các yếu tố thay đổi của thời tiết.
- Những biểu hiện bệnh sổ mũi thông thường hay làm người lớn lơ là chủ quan. Lâu dần bệnh sẽ dẫn đến viêm xoang polyp mũi.
- Trẻ không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng nên không có khả năng hình thành các kháng thể chống lại bệnh.
Dấu hiệu nhận biết bé có bị mắc viêm xoang polyp mũi
- Bệnh viêm xoang polyp mũi thường có khối u trong mũi, nhưng chỉ nội soi mới phát hiện được.
- Tắc nước mũi, nghẹt đường khí do khối u phát triển. Điều này làm cho trẻ thường xuyên bị nhức đầu và ngáy ngủ.
- Tình trạng bệnh kéo dài liên quan đến mũi lâu dần sẽ làm ảnh hưởng đến khướu giác của trẻ. Khiến cho khứu giác bị giảm chức năng.

  • Trẻ thường xuyên có dấu hiệu chảy nước mũi màu vàng hoặc màu xanh. Đây là dấu hiệu thường gặp nhất nhưng lại thường xuyên bị bỏ qua.
Có nên áp dụng hẫu thuật cắt polyp mũi cho trẻ em không?
Nhiều bậc cha mẹ thường lo lắng rằng trẻ em còn rất nhỏ, thể trạng còn non yếu của bé khi phẫu thuật cắt polyp mũi có thể gây ra nhiều biến chứng xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Thậm chí, làm cho bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia về tai mũi họng: Hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, trang thiết bị tiên tiến, quá trình điều trị bệnh đã trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt là đối với trẻ em, không những có thể điều trị dứt điểm bệnh mà còn không gây cảm giác đau đớn cho trẻ nữa.
Điều cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị viêm xoang polyp mũi
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm. Thường xuyên mang khẩu trang cho trẻ mỗi lần ra ngoài đường.
  • Sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi sạch sẽ hàng ngày cho trẻ để tránh sự tồn tại của các vi khuẩn gây bệnh.
  • Kiểm tra sức khỏe định kì cho trẻ để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.
  • Khi trẻ có dấu hiệu mắc các bệnh về mũi không được lơ là chủ quan. Cần chữa trị dứt điểm để tránh bị viêm xoang polyp mũi.
 >>> Tìm hiểu thêm
Cách điều trị viêm mũi dị ứng mùa hè
Món ăn chữa viêm mũi dị ứng
Phân biệt viêm mũi dị ứng và hen phế quản
viêm mũi cấp tính làm sao để trị dứt
nut-chinh-sua

Bạn có biết cơ chế bệnh sinh của viêm xoang mạn tính?

Viêm xoang là bệnh gây ra rất nhiều khó chịu cho người mắc. Song điều đáng lo là số lượng người mắc bệnh viêm xoang mạn tính đang không ngừng gia tăng ở nước ta. Vậy bạn đã biết cơ chế bệnh sinh của viêm xoang mạn tính?
Căn nguyên gây bệnh viêm xoang gắn liền với đặc điểm cấu trúc hốc mũi xoang, hình thái các lỗ thông xoang, quá trình viêm niêm mạc lót trong lòng các cấu trúc này.
Khi màng niêm mạc phù sưng, tăng tiết dịch, tại vị trí các lỗ thông xoang làm hẹp lỗ xoang, rồi tiến tới bít tắc lỗ xoang. Sự tắc nghẽn này làm phá vỡ quy luật tự nhiên của quá trình bài tiết, đào thải niêm dịch của hệ thống xoang ra khoang mũi họng qua lỗ xoang, gây nên tình trạng ứ trệ và sinh mủ xoang.

viêm xoang

Quá trình viêm có thể phát triển đến toàn bộ niêm mạc hốc mũi, gây bít tắc sự thông khí bình thường của cả đường hô hấp trên. Đóng vai trò quan trọng nhất trong bệnh lý tắc nghẽn này là giải phẫu bất thường của vùng phức hợp các lỗ ngách. Nơi tập kết các lỗ xoang trước: hàm, trán và sàng trước, ít bị tắc nghẽn hơn là vùng khe bướm sàng, nơi dẫn lưu xoang sàng sau là xoang bướm.
Cơ chế bệnh sinh của viêm xoang mạn tính đã gây nên tính đa dạng khó kiểm soát của các triệu chứng bệnh, mủ chảy từ hệ thống mũi xoang xuống họng thanh quản. Theo đó, những viêm nhiễm mạn tính ở tai, mũi, họng và thanh quản luôn diễn biến cùng với một viêm xoang mũi mạn tính.
Cách phát hiện bệnh viêm xoang mạn tính
Bệnh lý niêm mạc đường hô hấp lót trong lòng hệ thống xoang và khoang mũi họng và triệu chứng viêm xoang mạn tính có thể bộc lộ trên cả ba vùng tai, mũi và họng. Nhưng cũng có thể chỉ có triệu chứng bệnh lý hoặc ở mũi, hoặc ở họng, hoặc đau tai, hoặc đau đầu, phù sưng mặt, mệt mỏi. Trong đó, triệu chứng viêm xoang mạn tính được chia ra làm hai triệu chứng chính và phụ sau đây:
– Triệu chứng chính gồm có: Đau mặt, sưng mặt, tắc mũi, mất ngửi, chảy mũi, khám nội soi có mủ trong hốc mũi.
– Triệu chứng phụ: Gồm có đau đầu, sốt, mệt mỏi, đau răng, hơi thở hôi, ho, đau tai.
– Những biểu hiện khác như sạm da, thâm quầng mắt, sưng nề mặt.
Người bệnh sẽ được chuẩn đoán là viêm xoang mạn tính khi có một hoặc hai triệu chứng chính hoặc một triệu chứng chính và hai triệu chứng phụ. Đôi khi viêm xoang mạn tính chỉ có một triệu chứng đơn độc hoặc tắc mũi, hoặc đau đầu, hoặc ho, hoặc có đờm, hoặc đau tai…
>>> Tìm hiểu thêm
viêm mũi cấp tính làm sao để trị dứt
dấu hiệu nhận biết viêm xoang mũi
bài thuốc điều trị bệnh viêm xoang
Cách chống chọi với viêm mũi dị ứng
Nghẹt mũi có phải mắc bệnh viêm xoang
nut-chinh-sua

Đau đầu do viêm xoang trán và cách khắc phục

Đau đầu do viêm xoang trán có nguy hiểm không?

Khi bị bệnh viêm xoang trán nếu không chữa trị kịp thời sẽ nhanh chóng biến chứng sang viêm xoang mãn tính, viêm tai giữa, chảy mủ ở trong tai, có thể dẫn đến thủng màng nhỉ rất nguy hiểm. Ngoài ra, biến chứng nguy hiểm nhất có thể xảy ra đó chính là nhiễm khuẩn trong não hình thành các bọc mủ ngoài màng não và bên trong não. Có thể bị vỡ ổ áp-xe cùng tụt kẹt não gây viêm màng não rất có thể dẫn đến tử vong.

Viêm xoang trán thường có một số dấu hiệu như: Đau nhức vùng giữa trán, hai bên lông mày, chảy mũi có dịch nhầy với màu vàng, xanh hoặc nâu, chóng mặt kéo dài và suy nhược thần kinh…Mà nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm xoang trán là do ô nhiễm không khí, khói bụi, sử dụng nước sinh hoạt có vi khuẩn, ngoài ra có thể do bạn bị sâu răng, do chấn thương, máu tụ ở vùng xoang hay bị viêm amidan…


Cách chữa viêm xoang trán
Bạn có thể sử dụng thuốc nhỏ mũi thông thường như phinol, naphazolin, otrivin… Vì các loại thuốc này có tác dụng làm co mạch máu ở niêm mạc mũi, giảm sung huyết làm cho mũi thông thoáng, dễ thở; có hiệu quả trong trường hợp mũi bị viêm do lạnh, nhiễm siêu vi… niêm mạc mũi bị sung huyết, giãn mạch, phù nề và mũi sưng to. Tuy nhiên, đây chỉ là thuốc dùng tạm thời để chữa triệu chứng khó chịu, không phải là thuốc trị bệnh. Do vậy, chỉ được dùng thuốc trong 5 – 7 ngày, nếu dùng thuốc nhiều lần hoặc kéo dài cho dù mỗi ngày vài lần thì sau nhiều tuần dùng liên tục, thuốc sẽ giảm hiệu quả.
Sử dụng thuốc ibuprofen: Đây là loại thuốc được sử dụng để làm giảm đau do các bệnh như nhức đầu, đau răng, đau bụng kinh, đau nhức cơ bắp, hay viêm khớp. Thuốc cũng được dùng để hạ sốt và giảm đau nhức nhẹ do cảm cúm hoặc cảm lạnh phổ biến. Khi bị viêm xoang trán bạn cũng có thể sử dụng để giảm đau đầu.
Dùng thuốc acetaminophen ( paracetamol): Thuốc acetaminophen thường được sử dụng để giảm đau và hạ sốt. Bạn có thể sử dụng acetaminophen để chữa nhiều vấn đề y khoa như đau đầu, đau cơ, viêm khớp, đau lưng, đau răng, cảm lạnh và sốt.
Thuốc naproxen: Loại thuốc này được sử dụng để giảm đau cho các tình trạng bệnh như nhức đầu, đau nhức cơ bắp, viêm gân, đau răng và đau bụng kinh . Đồng thời, thuốc giúp giảm đau, sưng và cứng khớp do chứng viêm khớp, viêm bao hoạt dịch và bệnh gút.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng sumhevi giúp điều trị viêm xoang hiệu quả
>>> Tìm hiểu thêm
Cách chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất
Chữa bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ
Cách điều trị bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả
Bài thuốc trị viêm mũi dị ứng
nut-chinh-sua

Trị xoang bằng cây lá bỏng

Theo Đông y, cây lá bỏng có vị nhạt, hơi chua, tính mát không độc, có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, hoạt huyết, chỉ thống, tiêu thũng, tiêu độc…
Ngoài tác dụng đặc trưng là trị bỏng như tên gọi, cây lá bỏng còn dùng để chữa bệnh sỏi thận, bệnh gút, cao huyết áp, ung loét, các loại bệnh về da, giảm sốt, chữa đau đầu, tức ngực, giảm ho, giảm đau, điều hòa kinh nguyệt…
Trị xoang bằng cây lá bỏng


Ở một số vùng, người ta lấy lá bỏng non để nấu canh ăn và dùng làm thuốc đắp lên vết thương, mụn nhọt, mắt đỏ sưng đau.
Do trong lá có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn nên cây lá bỏng còn được dùng cho các trường hợp viêm nhiễm ở trong và ngoài cơ thể như chữa bệnh đường ruột, viêm ruột, trĩ nội, viêm loét dạ dày
Lấy 2 lá bỏng rửa sạch bằng nước muối loãng, giã nát. Dùng bông thấm nước cốt nút vào lỗ mũi ngày 4,5 lần. Nếu bị viêm cả 2 bên mũi thì sáng nút một bên chiều nút một bên. Làm như thế liên tục cho đến khi hết bệnh.
>>> Tìm hiểu thêm
nut-chinh-sua

Cách phòng ngừa nghẹt mũi ở trẻ

Giữ gìn vệ sinh cho trẻ

Phụ huynh nên chú ý giữ gìn vệ sinh môi trường sống xung quanh trẻ (nhà ở, trường học), lau rọn nhà cửa, phòng học sạch sẽ, giặt giũ chăn, màn, vỏ bọc ghế, đệm,…sạch theo theo định kì để loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh.
Giữ gìn vệ sinh cho trẻ

Phụ huynh cần hướng dẫn trẻ tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn, đánh răng mỗi ngày 2 lần để tránh gây nên tình trạng viêm mũi do vi khuẩn từ tay xâm nhập vào đường hô hấp, hoặc do vi khuẩn từ răng miệng.
Vệ sinh, làm thông thoáng đường mũi bằng cách rửa mũi sạch sẽ thường xuyên bằng nước muối xinh lý hay thuốc xịt mũi. Cả nước muối sinh lý và thuốc xịt mũi đều có tác dụng làm sạch mũi và chống viêm nhiễm.

Đeo khẩu trang cho trẻ

Khi cho trẻ đi ra đường nên đeo khẩu trang để tránh khói bụi, vi khuẩn xâm nhập qua mũi. Bạn không nên trồng hoa gần nhà vì phấ hoa có thể khiến trẻ bị dị ứng. Đặc biệt, bạn không nên nuôi chó, mèo trong nhà vì khi trẻ hít phải lông của chúng sẽ gây viêm mũi dẫn đến tắc, nghẹt mũi.

Cho trẻ ngủ đúng cách

Trẻ thường mất ngủ và quấy khóc vào ban đêm do khó thở. Để giúp trẻ dễ thở hơn, phụ huynh nên hướng dẫn trẻ ngủ đúng cách để trẻ có thể cảm thấy dễ thở hơn khi ngủ, ngủ ngon giấc hơn. Cách ngủ đúng như sau: kê gối cao khi ngủ sao cho đầu cao hơn thân người, tạo thành góc 15 độ.
Cho trẻ ngủ đúng cách

Ngủ đúng cách sẽ có hiệu quả rất tốt trong việc thúc đẩy tốc độ điều trị của chứng nghẹt mũi. Kê gối cao khi ngủ sẽ khiến cho chất nhầy không bị ứ đọng lại trong xoang mà sẽ chảy xuống họng. Nếu chất nhầy mầ ứ đọng trong xoang sẽ làm cho tình trạng nghẹt mũi ngày càng nặng hơn.

Bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ

Phụ huyên cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ để trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, chống lại vi khuẩn gây bệnh. Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bao gồm vitamin (đặc biệt là vitamin A,C có trong rau xanh, củ, quả tươi), omega3, và kẽm (có trong các loại thịt, trứng, sữa,…).
Trẻ bị nghẹt mũi phải thở bằng miệng nên mất khá nhiều nước, vì thế cần chú ý bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Uống nhiều nước có tác dụng làm loãng chất nhầy thúc đẩy việc đẩy chất nhầy ra khỏi xoang. Bạn có thể cho trẻ uống nhiều nước lọc, tốt nhất là nước ép hoa quả, nước canh, nước rau luộc,…

Tắm nước nóng cho trẻ

Tắm nước nóng giúp loại bỏ nghẹt mũi ở trẻ. Hơi nước nóng bốc lên trong nhà tắm có tác dụng làm giãn nở xoang, loãng chất nhầy. Khi trẻ hít hơi nước nóng có thể làm thoát đờm dãi giúp bé rửa sạch đường mũi.
Lưu ý: không nên dùng bất cứ loại thuốc nào để chữa chứng nghẹt mũi cho trẻ, vì thuốc có tác dụng phụ không những không làm chứng nghẹt mũi giảm đi mà còn khiến nó nặng hơn. Chứng nghẹt mũi có thể là điều rất khó khăn đối với trẻ, nhưng chỉ cần bạn chịu khó làm theo những cách trên sẽ khiến trẻ dễ chịu hơn, khỏi bệnh nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Cách đơn giản chữa nghẹt mũi cho trẻ tại nhà

Dùng tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà có tác dụng kích thích những tia máu nhỏ ở mũi giãn ra, làm thông đường ống dẫn khí, giúp không khí lưu thông dễ dàng. Trẻ sẽ thở dễ dàng hơn khi bị nghẹt mũi nhờ có tinh dầu bạc hà.
Cách phòng ngừa nghẹt mũi ở trẻ

Phụ huynh có thể đốt tinh dầu bạc hà trong phòng hoặc xông hơi bằng tinh dầu bạc hà cho bé để tạo hương thơm nhẹ nhàng. Khi dùng tinh dầu bạc hà, phụ huynh nên lưu ý về lương sử dụng cho phù hợp với từng trẻ, quan sát tiến triển, nếu thấy trẻ bị nghẹt nặng hơn thì không nên dùng tiếp.

Sử dụng máy tạo ẩm

Nguyên nhân chính gây nghẹt mũi ở trẻ đó là do không khí mà bé hít thở quá khô, vì thế phụ huynh nên dùng máy tao độ ẩm để giúp cho không khí ẩm hơn. Không khí ẩm được coi là một loại thuốc thông mũi tự nhiên tuyệt vời giúp trẻ giảm được khô mũi, thúc đẩy quá trình hô hấp của trẻ.
Không giống với thời tiết ở miền Nam, thời tiết ở miền Bắc có sự khắc nghiệt hơn nên dễ mắc phải nhiều loại bệnh hơn. Ở miền Bắc có một mùa đông lạnh, không khí khô hanh khiến trẻ rất dễ mắc phải chứng nghẹt mũi. Cho nên, dùng máy tạo ẩm là vô cùng cần thiết.
Phụ huynh nên dùng máy tạo ẩm, nhất là qua đêm ở trong phòng ngủ sẽ giúp trẻ hô hấp dễ dàng hơn. Nếu gia đình bạn không có điều kiện để mua máy tạo ẩm thì bạn có thể thay thế nó bằng một thau nước sạch cũng có tác dụng rất tốt. Khi dùng máy tạo ẩm cần lưu ý vệ sinh máy sạch sẽ.

Hút mũi cho bé

Hầu hết trẻ dưới 2 tuổi đều chư có khả năng, cũng chưa biết cách xì mũi đúng cách. Do đóphụ huynh cần hỗ trợ hút dịch ra cho bé bằng dụng cụ cao su mềm như quả bong tròn. Vì thiếu hiểu biết nên các bà mẹ thường dùng miệng của mình để hút dịch cho trẻ, làm như vậy rất mất vệ sinh, sẽ tình trạng nghẹt mũi trở nên nặng hơn.
>>> Tìm hiểu thêm
nut-chinh-sua

Nguyên nhân cách điều trị nghẹt mũi

Triệu chứng nghẹt mũi

Sự gia tăng của lượng dịch nhầy trong xoang dẫn đến tình trạng nghẹt mũi, mà biểu hiện ra bên ngoài là khó thở bằng mũi. Người bị nghẹt mũi rất khó khăn khi thở bằng mũi, chỉ có thể thở bằng miệng. Khi thở bằng miệng làm tăng nguy cơ viêm họng, viêm phế quản do không khí qua miêng không được làm sạch, đi thẳng vào cơ thể mang theo vi khuẩn từ môi trường bên ngoài.
Nguyên nhân cách điều trị nghẹt mũi

Hiện tượng nước chảy nước mũi là hiện tượng thường thấy ở tất cả bệnh nhân bị nghẹt mũi. Tùy vào mức độ bệnh mà nước mũi chảy ra có màu sắc khác nhau. Ở giai đoạn nhẹ nước mũi chảy ra trong, nhưng khi đến gia đoạn nặng nước mũi chảy ra đặc sệt, có màu xanh hoặc vàng.
Xem thêm: Vì sao thiếu vitamin D trẻ lại bị còi xương?

Cách phòng ngừa và điều trị nghẹt mũi

Cách phòng ngừa và điều trị chứng nghẹt mũi tốt nhất là giữ vệ sinh môi trường sống xung quanh luôn sạch sẽ, thoáng mát, nhiều ánh sáng. Môi trường sạch sẽ, thoáng mát sẽ hạn chế được những tác nhân gây viêm mũi.
Bạn nên lau, rửa nhà sạch sẽ, giặt giũ chăn màn, vỏ bọc ghế, thảm, ga, đệm định kỳ để tiêu diệt nấm mốc, loại bỏ môi trường kí sinh của chúng.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên vệ sinh thân thể sạch sẽ, rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý hay thuốc xịt mũi để loại bỏ dị vật trong mũi. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đánh răng sạch sẽ mỗi ngày 2 lần sáng, tối.
Bạn không nên nuôi thú có lông ở trong nhà vì lông thú bay trong không khí, bạn rất dễ hít phải gây viêm mũi, không nên trồng hoa xung quanh nhà ở đối với những người dị ứng với phấn hoa.
Tắm bằng nước nóng giúp cho quá trình lưu thông máu được tốt hơn. Hơn nữa nước nóng có tác dụng làm giãn nở ống thông xoang, thúc đẩy tống khứ chất nhầy ra bên ngoài.
Uống nhiều nước làm loãng chất nhầy khiến cho việc tống khứ chúng ra khỏi hệ thống xoang trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể uống nước lọc, hoặc nước ép trái cây, nước canh, nước rau, củ luộc,…không những cung cấp đủ lượng nước cần thiết mà còn cũng cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Tập những bài thể dục nhẹ nhàng giúp cho chất nhầy không bị ứ đọng lại trong xoang. Kết hợp với chế dộ ăn giàu dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biêt là những loại thực phẩm giàu kẽm, viatamin, omega 3 rất tốt cho sức khỏe.
>>> Tìm hiểu thêm
nut-chinh-sua

Ô mai chữa ho và viêm họng

Các ông cha chúng ta đã khéo léo chế biến món ăn ngon là ô mai để làm hài lòng với sự thưởng thức của mỗi con người. Đồng thời cũng có khả năng sử dụng chính ô mai này làm vị thuốc chữa viêm họng , hay trừ ho khi cần thiết. Vì  ô mai có tính mát , vị chua nhẹ , chóng vánh làm dịu họng , giảm ngứa rát họng , giảm khản tiếng và giảm ho hiệu quả . Muối lại có hiệu quả sát trùng hầu họng , tốt đối với chứng nhiễm trùng họng. Tác dụng của gừng giúp làm giữ ấm cơ thể và đặc biệt là vùng họng , ngoài ra của chứng ho bởi cảm lạnh hay cảm lạnh. Còn thảo dược chính là ô mai vị thuốc có nhiều công dụng như : tiêu đờm , giảm ho và chống viêm nhiễm. Thế nên mỗi chúng ta nên mang 1 gói không to ô mai me mang theo thân thể trong một vài ngày gió lạnh , không chỉ có bổ xung là món ăn ngon , có thể mời bạn hữu cùng thưởng thức , vui bổ xung cuộc vui, mà còn là vị thuốc chữa họng , phòng ngừa ho hiệu nghiệm.

Một Số Cách Làm Vị Thuốc Ô Mai Dân Gian Có Công Dụng Trị Ho , Chữa Viêm Họng :


Xem thêm: 

Nguyên liệu:
Một số cách làm vị thuốc ô mai dân gian có công dụng trị ho , chữa viêm họng

–          4g Ô mai mơ và lá chanh
–          Lé tre, tô tộc mỗi loại 8g
–          Cùng cam thảo và me đất 5g mỗi vị
–          2g gừng.

Bước 1 :

Chúng ta đi tìm những quả mơ chín vàng được thu hái rồi đem về phơi trong mát đến héo khô. Sau thời gian ấy chúng ta có thể cho vào chum hay vại ngâm với muối rồi chia theo tỉ lệ 1kg mơ/300g muối ,

Bước 2 :

Sau đó 3 ngày 3 đêm thì vớt ra rồi tiếp tục đem phơi trong mát đến khi da quả mơ khô và săn lại xong rồi chúng ta lại tiếp tục đem ngâm với muối theo biện pháp trên. Làm đi làm lại liên tiếp như vậy 9 lần ( 9 lần phơi , 9 lần ngâm , tức cửu chưng , cửu sái ) , Rồi tới khi da quả mơ săn chắc , có màu đen và một vài hạt muối trắng mịn kết tinh trên bề mặt. Khi đó có xác xuất cất ở nơi khô mát , đem dùng dần.

Bước 3 :

Khi ô mai chế biến thành những món ăn chúng ta có thể được bổ xung thêm gừng sao khô và bột cam thảo mỗi lại khi kết hợp chúng tạo ta ra một hương vị đặc thù , quyến rũ. Sự hòa quyện giữa vị chua nhẹ của quả mơ hay vị mằn mặn của muối rồi vị cay nhẹ của gừng , và chút ngòn ngọt của thảo , khiến chúng ta bất kể ai cũng đều cảm nhìn thấy thú nhận khi nhắm mắt thưởng thức của ô mai.

Ô mai chúng có những công dụng và hương vị như : Vị chua , tính mát , có tác dụng sinh tân , bảo về hầu họng , chỉ khái ( giảm ho ) , được áp dụng chữa trị nhiều chứng ho khan, ho có đờm, ho lâu ngày , ho bởi vì viêm nhiễm họng , viêm nhiễm amidan , cổ họng sưng đau…Với ô mai là vị thuốc áp dụng rất tốt khi cơ thể bị bệnh lâu ngày, bệnh mãn tính khiến hao tổn tân dịch , cơ thể khô héo , mỏi mệt, trong đó có một số chứng ho lâu ngày , ho tái đi tái lại do phế âm hư , miệng họng khô , cổ họng ngứa rát , khản tiếng.
>>> Tìm hiểu thêm
Chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc nam
Chữa viêm mũi dị ứng tại nhà
Triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng
Cách chữa nghẹt mũi cho bé

nut-chinh-sua

Chữa viêm xoang mũi bằng trà gừng

Đặc Diểm Tự Nhiên Của Gừng

Trong khoa học, gừng có tên là Zingibe Officinale Rosc – Đây là một loại cây nhỏ, chiều cao trung bình, lá thường có hình lưỡi mác và móc so le nhau. Ở cây gừng phần rễ thường phát triển thành củ, và đây cũng là bộ phận chính thường được sử dụng.


Đối với quan niệm của đông y, gừng tươi có tên vị thuốc là sinh khương, nó có tính ấm, vị cay có tác dụng giải độc, hành thủy, phát tán phong hàn. 

Còn trong trường hợp nếu các bạn không dùng gừng tươi mà lại phơi khô gừng để bảo quản dễ dàng hơn thì lúc này, gừng lại được gọi với tên gọi là can khương và thường có tính nóng hơn gừng tươi.

Công Dụng Chính Của Gừng


Gừng tươi không chỉ giúp chúng ta tạo gia vị hấp dẫn cho các món ăn, mà còn là một vị thuốc quý nhưng không quá đắt tiền. Thậm chí ngay trong chính việc sử dụng gừng để nấu ăn cũng đã là một vị thuốc giúp cân bằng món ăn, cũng như trong quá trình ăn uống nó sẽ giúp kích thích dịch vị, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa.

Ngoài ra, được chứng minh có nhiều thành phần, hoạt chất tốt cho sức khỏe, vì vậy gừng có tác dụng đối với nhiều chứng bệnh khác nhau, có thể kể đến như: 

Đối với những bệnh nhân tiểu đường, gừng có thể giúp người bệnh kiểm soát tốt được lượng đường cao ở trong máu.

Khi cơ thể tiêu hóa thức ăn, gừng sẽ hỗ trợ quá trình ấy nhanh hơn, cũng như nó loại bỏ tình trạng đầy hơi, đẩy nhanh quá trình hấp thu và tiêu hóa các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. 

Với chứng bệnh cảm cúm, nhờ chất kháng sinh tự nhiên có trong gừng, bạn sẽ nhanh chóng giảm các cơn đau, cũng như các triệu chứng khó chịu mà cảm cúm gây nên. 

Sử Dụng Trà Gừng Chữa Viêm Xoang

Sử dụng trà gừng chữa viêm xoang

Sử dụng một cốc trà gừng nóng vào mỗi buổi sáng được cho là một lựa chọn mang lại hiệu quả rất tích cực cho những ai đang bị viêm xoang mũi. Cách thực hiện để làm trà gừng cũng không phải quá cầu kỳ, nó rất đơn giản nên ai cũng có thể thực hiện được: 

Các bạn chỉ cần lấy 50 – 60g gừng tươi, đem rửa sạch, cạo vỏ và đem thái lát mỏng, sau đó cho vào đun sôi hoặc có thể chỉ cần cho vào ấm để hãm tring khoang 10 phút là chúng ta đã thu được trà gừng.

Khi sử dụng các bạn vừa nhâm nhi từng ngụm, vừa hít hà hơi nóng của cốc trà gừng sẽ giúp cho các xoang trong mũi được thông thoáng nhanh chóng.

Ngoài sử dụng theo cách trên, các bạn cũng có thể cho thêm vào trong trà gừng một vài lát chanh hoặc 1- 2 thìa mật ong, cũng sẽ là một giải pháp tăng thêm hiệu quả cho bài thuốc.
>>> Tìm hiểu thêm