Hỏi: Tôi không may mắc phải bệnh viêm mũi dị ứng sau khi du học trở về cách đây 1 năm. Dạo gần đây tôi thường cảm thấy hơi thở có mùi hôi bất thường. Không biết liệu đây có phải là do bệnh viêm mũi dị ứng gây ra?. Tôi rất lo lắng về vấn đề này. Rất mong chuyên gia có thể tư vấn giải đáp thắc mắc và đưa ra cho tôi cách chữa trị thích hợp. Xin chân thành cảm ơn!
( Tùng Lê – Hà Nội)
Người bệnh cảm thấy đâu nhức sống mũi khi bị viêm mũi dị ứng
Trả lời:
Chào bạn!
Tôi rất thông cảm cho vấn đề bạn đang gặp phải. Điều này chắc hẳn làm ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý của bạn, nhất là việc giao tiếp hàng ngày.
Để giải đáp thắc mắc của bạn, trước hết bạn cần biết rằng hôi miệng là triệu chứng của rất nhiều bệnh. Nếu như bạn bị miệng hôi hoặc hơi thở có mùi khó chịu, điều này có thể là dấu hiệu cảnh báo 1 bộ phận nào đó trong cơ thể đang gặp trục trặc, đặc biệt là răng miệng, bộ máy hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu… Vì vậy, đầu tiên bạn cần phân biệt loại trừ được đâu là nguyên nhân chính gây ra hôi miệng ở bản thân mình. Bạn có thể tham khảo trả lời các câu hỏi sau:
Tổng hợp các nguyên nhân hôi miệng từ viêm mũi dị ứng
1.Các nguồn thực phẩm bạn ăn hàng ngày có dầu gây hôi hơi thở như: hành, tỏi, thức ăn nhiều dầu, đạm, rượu, thuốc lá?
2.Bạn có đảm bảo việc vệ sinh răng miệng hàng ngày của bạn là đủ sạch?
3.Bạn có bị sâu răng, viêm lưỡi, viêm lợi, hoặc bệnh lý liên quan đến khu vực răng hàm mặt khác… không?
4.Hiện tại bạn có đang điều trị bệnh lý nào đó mà có sử dụng một số các loại thuốc sau: hạ huyết áp, thuốc an thần, thuốc chống dị ứng, trị kinh phong, trầm cảm, tâm thần phân liệt, amphetamine, thuốc lợi tiểu... không?
5.Ngoài viêm mũi dị ứng, bạn có biểu hiện gì bất thường ở khu vực xoang mũi như: đau tức, đờm mủ nhiều đặc biệt là buổi sáng, dịch chảy xuống cổ họng gây ứ tắc, khó chịu?
6.Bạn có bị một bệnh lý nào liên quan đến dạ dày – thực quản, có rối loạn về sự co bóp của dạ dày như: chứng ợ hơi, bệnh trào ngược dạ dày thực quản… không?
7.Ngoài viêm mũi dị ứng bạn có bệnh lý hoặc triệu chứng bất thường của các bệnh lý như: tiểu đường, suy thận không?.
Viêm mũi dị ứng gây cảm giác đau nhức đầu
xem thêm: cách chữa viêm xoang
Sau khi trả lời được các câu hỏi trên sẽ giúp bạn đưa ra định hướng tốt nhất để phán đoán được đâu là nguyên nhân chính gây ra tình trạng hôi miệng hiện tại. Tốt nhất là bạn nên đến thăm khám ở các cơ sở y tế để bác sỹ sẽ làm các xét nghiệm lâm sàng và đưa ra chuẩn đoán chính xác nhất.
Trong trường hợp bạn bị hôi miệng là do các yếu tố khách quan bên ngoài tác động như: đồ ăn, thức uống, thuốc lá, rượu bia, các loại thuốc đang dùng, vệ sinh răng miệng… thì không có gì quá lo ngại. Việc điều trị hôi miệng lúc này hoàn toàn đơn thuần là giữ gìn vệ sinh răng miệng chu đáo. Đánh răng, chú ý chà cho sạch hết thức ăn sót trong miệng, kẽ răng. Hạn chế sử dụng các thực phẩm, rượu bia, thuốc lá gây mùi. Đối với các thuốc đang sử dụng thì sau liệu trình điều trị bệnh hôi miệng cũng sẽ chấm dứt.
Nhưng nếu bệnh hôi miệng là do một bệnh lý nào đó gây ra, thì bạn cần phải trị cho khỏi các bệnh lý kể trên thì triệu chứng hôi miệng cũng sẽ hết. Đặc biệt, trong trường hợp viêm mũi dị ứng biến chứng thành viêm xoang gây hôi miệng. Lúc này, bạn cần phải điều trị dứt điểm các triệu chứng viêm nhiễm, loại bỏ hết đờm nhầy bị ứ tắc trong các hốc xoang mũi. Quan trọng nhất để có thể khỏi hoàn toàn viêm xoang bạn cần phải điều trị tốt phục hổi niêm mạc xoang. Chỉ khi niêm mạc xoang được phục hồi những chức năng cơ bản ban đầu thì viêm xoang mới được coi là khỏi hoàn toàn. Và khi đó hôi miệng gây ra bởi viêm xoang do viêm mũi dị ứng ở bạn không còn đáng lo ngại nữa!.
Chúc bạn sớm lành bệnh!
<<< Tìm hiểu thêm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét