Trẻ Mắc Viêm Mũi Họng Vào Mùa Lạnh: Không Nên Coi Thường
Khi trẻ bị viêm mũi họng, biểu hiện thường dễ nhận thấy nhất đó là tình trạng trẻ bị ho nhiều, ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, nặng đầu, đau mỏi chân tay, thậm chí là sốt cao.... Khi bị như vậy, thông thường ban ngày trẻ sẽ nằm lịm, còn ban đêm thì lại thường hay quấy khóc. Thời gian kéo dài bệnh có thể là từ 5 - 7 ngày thì thuyên giảm.
Trẻ mắc viêm mũi họng vào mùa lạnh: Không nên coi thường
Chứng viêm mũi họng ở trẻ nếu không được điều trị dứt điểm nó hoàn toàn có thể gây nên nhiều biến chứng nặng nề hơn như: Bệnh viêm tai giưa, bệnh viêm phế quản, áp xe thành sau họng....
Để xử trí khi trẻ bị viêm mũi họng, hàng ngày các bạn cần nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối 0,9%, mỗi ngày có thể thực hiện từ 3 - 4 lần cho trẻ, và áp dụng cho đến khi trẻ hết chảy nước mũi thì thôi. Đồng thời với đó, các bạn cũng cần xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để trẻ có đầy đủ sức đề kháng và miễn dịch chống chọi lại sự tấn công của các yếu tố gây bệnh.
Xem thêm: Cách điều trị bệnh viêm xoang mãn tính
Cách xử trí khi trẻ bị viêm mũi họng vào mùa lạnh
Trong trường hợp nếu như trẻ bị sốt cao, đặc biệt là trên 38oC, các bậc phụ huynh cần hạ sốt cho trẻ bằng phương pháp chườm nước ấm và cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt theo như chỉ định của các bác sỹ điều trị bệnh viêm họng hạt mũi . Chú ý, cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng, và nhất là nơi nằm của trẻ cần phải thoáng. Bên cạnh đó, cũng cần cho trẻ uống nhiều nước bởi vì sốt thường làm cơ thể trẻ mất nước.
Nếu trẻ đang bị viêm mũi họng mà có xuất hiện những biểu hiện bất thường thì cần nhanh chóng cần
đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
>>> Tìm hiểu thêm
Cách chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất
Chữa bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ
Cách điều trị bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả
Bài thuốc trị viêm mũi dị ứng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét